Một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp cho bạn và bệnh thận như thế nào?

●    Ngăn ngừa suy dinh dưỡng và các bệnh thứ phát.

●    Tránh tăng nồng độ kali và phốt-phát.         

●    Cải thiện khả năng dung nạp điều trị thẩm tách.         

●    Lấy lại niềm vui trong ăn uống và cuộc sống.        

QUAN TRỌNG: Chế độ ăn uống phải được điều chỉnh cho mỗi bệnh nhân theo từng trường hợp, có cân nhắc đến tình trạng của mỗi người và các điều trị đang có. LUÔN thảo luận với bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và bác sĩ của bạn cũng như cần điều chỉnh cho từng người về thành phần và đặc điểm của chế độ ăn uống.

Trong trường hợp bệnh thận mạn tiến triển hoặc giai đoạn cuối (suy thận), thận không thể thực hiện chức năng của một cơ quan lọc và bài tiết, tình trạng này có thể dẫn đến ngộ độc tiết niệu (urê huyết). Thẩm tách (còn được gọi là liệu pháp thay thế thận) khi đó sẽ thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, vì quá trình thẩm tách không thải độc cho máu suốt 24 giờ một ngày như thận khỏe mạnh, nên thẩm tách rất khó hay thậm chí không thể loại bỏ tất cả các chất quan trọng. Vì những lý do này, bệnh nhân đang điều trị thẩm tách phải đặc biệt thận trọng với chế độ ăn uống của mình. Họ phải tính đến lượng nạp vào của chất lỏng, protein, vitamin (như vitamin B) và các khoáng chất như kali, natri và phốt-phát.

Có các hướng dẫn chung đối với chế độ ăn của bệnh nhân điều trị thẩm tách nhưng điều quan trọng là phải luôn điều chỉnh theo nhu cầu tương ứng của từng bệnh nhân.

Điều quan trọng là bạn thảo luận tất cả các câu hỏi y khoa với bác sĩ và thực hiện chế độ ăn uống cá nhân của mình với bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Lượng protein nạp vào là rất quan trọng đối với bệnh nhân đang điều trị thẩm tách. Đơn vị thành phần cấu tạo của protein (axit amin), được vận chuyển trong máu, nhỏ đến mức có thể được loại bỏ khỏi máu trong quá trình thẩm tách và điều này có thể dẫn đến thiếu hụt protein.

Lượng chất lỏng nạp vào cũng có tầm quan trọng lớn đối với những bệnh nhân có vấn đề về thận và đặc biệt là ở bệnh nhân điều trị thẩm tách. Thận không có khả năng xử lý nhiều chất lỏng như thận khỏe mạnh nên chúng ta cần giúp thận bằng cách hạn chế thể tích chất lỏng nạp vào trong ngày để tránh bị phù. Ngoài ra, ở bệnh nhân điều trị thẩm tách, bạn càng đưa ít chất lỏng vào thẩm tách, lượng nước cần được rút ra khỏi cơ thể bạn sẽ càng ít, giúp bệnh nhân dung nạp tốt hơn quá trình thẩm tách.

Các yếu tố khác cần cân nhắc khi lập kế hoạch chế độ ăn uống của bệnh nhân bị bệnh thận là sự cân bằng/lượng nạp vào phốt-phát và kali.

Dù những hạn chế về dinh dưỡng này có vẻ khó khăn đến đâu thì nguyên tắc “mọi thứ chỉ ở chừng mực” là nguyên tắc hướng dẫn tốt cho hầu hết bệnh nhân và để có được chế độ ăn uống hạn chế phù hợp trong khi vẫn giữ được niềm vui ăn uống không phải là điều quá khó khăn!

Một số nguyên tắc quan trọng để giữ thận khỏe mạnh là:

●   Ăn đồ ăn tươi, lành mạnh, phong phú và nếu có thể hãy chọn kiểu chế độ ăn của Địa Trung Hải.      

●   Giảm thiểu thức ăn đã qua chế biến và thức ăn nấu sẵn

●   Kiểm soát tốt huyết áp của bạn.   

●   Kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.    

●   Tránh hút thuốc hoặc uống rượu bia.      

●   Tập aerobic ít nhất 5 lần một tuần và trong 30 phút mỗi lần. Số lượng và cường độ tập luyện phải được thảo luận với bác sĩ của bạn và có thể khác nhau trong từng trường hợp của bệnh nhân.

Một số lời khuyên dinh dưỡng khác:

●    Lượng nước nạp vào được điều chỉnh theo lượng nước tiểu đi ra. Đây là điều mà bác sĩ của bạn phải thảo luận với bạn để xác định được lượng nước chính xác mà bạn có thể uống hàng ngày.

●    Chế độ ăn ít muối giúp kiểm soát huyết áp.

●    Không ăn quá nhiều hoặc quá ít protein (động vật). Thảo luận với bác sĩ về lượng protein chính xác mà bạn có thể ăn. Điều này có thể khác nhau tùy theo từng bệnh nhân.       

●    Tránh các chất phụ gia phốt-phát nhân tạo có thể làm tăng lượng phốt-phát trong cơ thể bạn.

●    Nạp đủ năng lượng. Thảo luận với bác sĩ để bạn có thể xác định lượng calo nạp vào hàng ngày phù hợp với mình.

●    Ưu tiên chất béo thực vật hơn chất béo động vật. Chất béo có nguồn gốc thực vật có tỷ lệ axit béo không bão hòa đơn cao hơn, có thể giúp giữ cho tim khỏe mạnh.

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng thành phần dinh dưỡng liên quan:

Năng lượng

Nguồn cung cấp năng lượng đầy đủ là yếu tố đặc biệt quan trọng ở tất cả các giai đoạn của bệnh thận.

Đối với người có thận khỏe mạnh, năng lượng hàng ngày cần cho cơ thể dựa trên chiều cao, cân nặng, tuổi tác, giới tính và mức độ hoạt động hàng ngày của từng cá nhân, tức là mức năng lượng mà mỗi cá nhân sử dụng mỗi ngày. Mức năng lượng nạp vào được đo bằng calo (cal) hoặc kilocalo (kcal). Những người bị bệnh thận đang điều trị thẩm tách phải cân nhắc rằng bản thân bệnh này và việc điều trị thẩm tách cần nhiều năng lượng và đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều. Đây là lý do vì sao bệnh nhân bị bệnh thận có nhu cầu về năng lượng cao hơn một chút so với người khỏe mạnh. Nếu nạp quá ít calo, bệnh nhân có thể nhanh chóng bị yếu, thiếu năng lượng, thiếu sức lực và các dấu hiệu khác về suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt năng lượng. Ở những bệnh nhân có cân bằng năng lượng âm - tức là, họ đốt cháy nhiều năng lượng hơn mức nạp vào - cả protein cơ thể và lượng protein hạn chế trong thức ăn cũng được dùng để cung cấp năng lượng. Điều này có thể dẫn đến việc tăng lượng urê không mong muốn trong máu, là sản phẩm phụ của việc sử dụng protein làm nguồn năng lượng. Điều này gây thêm gánh nặng cho thận.

Khuyến nghị năng lượng nạp vào cho bệnh nhân mắc bệnh thận và điều trị thẩm tách có hoạt động thể chất nhẹ là:

Ít nhất 30 - 35 kcal / kg trọng lượng cơ thể / ngày*

Ví dụ: một người có cân nặng 65 kg và thực hiện hoạt động thể chất nhẹ mỗi ngày cần ít nhất 2275 kcal năng lượng mỗi ngày.

*Mức nạp năng lượng tối ưu cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn (CKD), theo đề xuất trong hướng dẫn của Sáng kiến Chất lượng Kết quả Bệnh thận (KDOQI) là 35 kcal/kg/ngày cho bệnh nhân dưới 60 tuổi và 30-35 kcal/kg/ngày cho người từ 60 tuổi trở lên.

Đối với tất cả bệnh nhân bị bệnh thận và đồng thời đối với bệnh nhân điều trị thẩm tách, chế độ ăn uống hàng ngày phải bao gồm từng loại dưỡng chất chính là protein, carbonhydrat và chất béo, có tính đến giá trị xét nghiệm máu và chức năng thận còn lại.

Protein

Protein được xem là các khối cấu tạo cơ bản của sự sống. Chúng cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp, chúng vận chuyển các phân tử như oxy, chúng giữ cho chúng ta khỏe mạnh vì là một phần của hệ miễn dịch và chúng hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng ở nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể.

Protein đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân bị bệnh thận. Hầu hết các chất thải từ quá trình chuyển hóa protein, chẳng hạn như urê, axit uric và creatinine, đều được bài tiết trong nước tiểu.

Protein được phân hủy thành urê trong gan và được bài tiết qua thận ở người khỏe mạnh và bằng cách thẩm tách ở bệnh nhân điều trị thẩm tách.

Việc giảm lượng protein nạp vào đôi khi có thể làm chậm tiến triển của một số bệnh thận và do đó làm chậm việc khởi đầu liệu pháp thẩm tách.

Đối với bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh thận, chúng tôi đặc biệt khuyến khích hạn chế lượng protein nạp vào từ thực phẩm có nguồn gốc động vật. Thức ăn từ động vật giàu purine và phốt-phát. Purine và phốt-phát tác động lên thận và làm cho thận làm việc nhiều hơn để loại bỏ chúng và giữ một lượng cân bằng các chất này trong máu nên việc hạn chế lượng purine và phốt-phát nạp vào có thể giúp giảm gánh nặng đối với thận.

Lượng protein nạp vào được khuyến nghị cho những bệnh nhân bị bệnh thận không điều trị thẩm tách là 0,8 - 1,0 g/kg trọng lượng cơ thể. Lý tưởng là không quá một nửa lượng protein có nguồn gốc thức ăn từ động vật. Đối với bệnh nhân bị bệnh thận tiến triển (GFR < 25mL/phút/1,73m), lượng protein nạp vào hàng ngày được khuyến nghị là 0,6-0,75g/kg.

Một số bệnh nhân có thể cần hạn chế lượng protein nạp vào nghiêm ngặt hơn. Ý kiến của bác sĩ điều trị và bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sẽ luôn là hướng dẫn cho những quyết định này trong từng trường hợp.

Hạn chế protein thường cần thiết để làm giảm gánh nặng đối với thận ở bệnh nhân bị suy thận nhưng cần cân bằng với việc nạp protein cần thiết để duy trì nhiều chức năng cơ bản.

Nếu bạn không nạp đủ protein và calo, bạn có nguy cơ sử dụng protein của chính cơ thể mình. Nên tránh trường hợp này vì việc này có thể dẫn đến tình trạng phá hủy cơ của bạn, làm yếu hệ miễn dịch, xuất hiện sưng phù, kém lành vết thương, yếu tổng thể và giảm khả năng hoạt động hàng ngày do phá hủy cơ, cùng những nguy cơ khác.

Tính toán nhu cầu protein (ví dụ)*:

70 kg x 0,8 g / kg = 56 g tổng protein.

50% trong số đó là protein động vật = 25–30 g từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

Quy tắc theo kinh nghiệm đơn giản để chọn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật:

●    Mỗi ngày:¼ l sản phẩm sữa hoặc sản phẩm sữa đậu nành, 1–2 lát phô mai (60 g), 1 quả trứng

●    Hoặc: 1 khẩu phần thịt hoặc cá và không có nguồn gốc protein động vật nào khác

Cố gắng chọn thức ăn tươi không có chất phụ gia như phốt-phát.

Bảng quy đổi “5 g protein” sẽ giúp bạn đánh giá hàm lượng protein của thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

 

Hàm lượng protein của thực phẩm trong khẩu phần thông thường:

 

a) Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

Số lượng
Số lượng

Protein (g)

Pho mát tươi, ít béo

1 muỗng

30 g

4

Pho mát tươi, 40% chất béo trọng lượng khô

1 muỗng

30 g

3

Thịt (tổng trọng lượng)

1 khẩu phần

125 g

25


1 khẩu phần

150 g

27

Phô mai

1 đĩa

40 g

10

Sữa chua

1 cốc

150 g

5

Sữa

1 ly

200 ml

7

Kem

1 viên lớn

75 g

2

 

No filter results

b) Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật

  Số lượng
Protein (g)

Khoai tây

1 khẩu phần (3 đến 4 miếng)

250 g

5

Gạo (tổng trọng lượng)

món ăn phụ

60 g

4

Mì ý (trọng lượng thô)

món ăn phụ

60 g

6

Mì ý (trọng lượng thô)

món chính

100 g

12

Bánh mì nâu

1 lát

50 g

3

Bánh mì

1 miếng

45 g

3

Ngũ cốc

1 muỗng

60 g

6

Đậu lăng

1 khẩu phần

150 g

4

Bánh bông lan

1 miếng

70 g

4

Rau

1 khẩu phần

150 g

1

Trái cây

1 khẩu phần

150 g

1

Mứt

1 muỗng

10 g

0

 

No filter results

Phốt-phát

Phốt-phát là một khoáng chất đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa xương ở người. Thông thường, phốt-phát được lấy từ thức ăn trong ruột và phần thừa được bài tiết qua thận. Nồng độ phốt-phát cao là dấu hiệu của chức năng thận suy giảm. Thận bị rối loạn chức năng không còn khả năng đảm bảo loại bỏ phốt-phát đầy đủ. Nồng độ phốt-phát quá cao có thể dẫn đến vôi hóa mạch máu và điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ hoặc bị rối loạn tuần hoàn ở các chi. Ngoài ra, nồng độ phốt-phát cao có thể làm mềm xương, tạo điều kiện gãy xương dễ dàng hơn.

Giảm lượng phốt-phát nạp vào là một trong những lựa chọn để điều hoà nồng độ phốt-phát ở bệnh nhân bị bệnh thận.

Làm thế nào để tôi có thể ăn chế độ ăn có ít phốt-phát?

Lượng phốt-phát nạp vào có liên quan chặt chẽ với lượng protein nạp vào; tức là các thực phẩm giàu protein như các sản phẩm từ sữa, thịt và xúc xích cũng có hàm lượng phốt-phát cao.

Nhiều loại thực phẩm khác nhau có chứa chất phụ gia có chứa phốt-phát. Bạn có thể tìm thấy thông tin này trên nhãn thực phẩm trong danh sách thành phần.

Không thể loại bỏ phốt-phát khỏi thức ăn hoặc rất khó loại bỏ trong khi chế biến, vì vậy các món ăn chín có thể chứa lượng phốt-phát gần bằng thực phẩm sống.

Bạn nên biết: bảng thành phần dinh dưỡng luôn ghi giá trị được đo trong phòng thí nghiệm chứ không phải lượng mà ruột thực sự hấp thụ.

Cơ thể chỉ có thể hấp thụ 50 đến 60% phốt-phát từ thực phẩm giàu chất xơ, ngược lại với thực phẩm được bổ sung phốt-phát nhân tạo. Phốt-phát từ chất phụ gia thực phẩm, có trong nhiều thực phẩm đã qua chế biến, hầu như được cơ thể hấp thụ hoàn toàn.

Lời khuyên hữu dụng:

●    Tất cả các loại sản phẩm phô mai đã qua chế biến (ví dụ như phô mai đã nấu, phô mai phết, phô mai đã qua chế biến), sữa bột và sữa đặc có chứa hoặc bổ sung rất nhiều phốt-phát. Bạn nên tránh những thức ăn này.

●    Chỉ nên ăn phô mai cứng hoặc bán cứng rất ít lần với số lượng nhỏ, tức là không quá 1–2 lát mỏng (25–50 g) mỗi ngày.

●    Chọn loại phô mai ít phốt-phát như pho mát tươi, phô mai kem, camembert, phô mai brie hoặc mozzarella.

●    Tất cả các sản phẩm sữa lỏng đều chứa nhiều kali và phốt-phát, vì vậy không uống hoặc ăn hơn 1/8 l sữa, bơ sữa hoặc sữa chua mỗi ngày.    

●    Thịt tươi thích hợp hơn so với thịt đã qua chế biến hoặc các sản phẩm xúc xích, chẳng hạn như thịt muối, vì chúng thường chứa chất phụ gia phốt-phát. 

●    Hãy hỏi mua chính xác loại xúc xích không thêm phốt-phát ở cửa hàng thịt.  

●    Chỉ ăn một phần nhỏ thịt tươi mới chế biến (khoảng 125 g) một ngày.   

●    Các loại hạt, hạnh nhân và socola có nhiều phốt-phát, nhưng bạn có thể ăn một lượng nhỏ.

●    Để nướng bánh, nên sử dụng bột làm bánh không chứa phốt-phát, (cream of tartar) muối sừng hươu hoặc bột baking soda thay vì bột làm bánh thông thường, vì loại bột này rất giàu phốt-phát (1 gói có thể chứa đến 1500mg phốt-phát).   

●    Thực phẩm đã qua chế biến có thể chứa phốt-phát làm chất phụ gia, vì vậy hãy sử dụng thực phẩm tươi, chưa qua chế biến càng nhiều càng tốt và kiểm tra danh sách thành phần của các sản phẩm khi mua sắm.

Chất phụ gia chứa phốt-phát

Nhiều thực phẩm chứa chất phụ gia có chứa phốt-phát. Bạn sẽ tìm thấy thông tin này trên nhãn thực phẩm trong danh sách thành phần với chữ E kèm theo là một số phía sau (E = Châu Âu). Sau đây là một số ví dụ:

E 322, E 338, E 339, E 340, E 341, E 343, E 450 a, E 450 b, E 450 c, E 540, E 543, E 544, E 1410, E 1412, E 1413, E 1414 , E 1442

Nếu có thể, bạn nên tránh các chất phụ gia có chứa phốt-phát này. Vui lòng trao đổi với bác sĩ và bác sĩ dinh dưỡng để tìm hiểu xem bạn có cần và làm thế nào để giảm lượng phốt-phát nạp vào hơn.

Số E

Mô tả

Tác dụng

Có thể tìm thấy chúng ở đâu?

E338

Axit phosphoric (còn gọi là: axit orthophosphoric, phosphate)

Chất tạo phức hợp, chất điều chỉnh axit, muối tan chảy

Đồ uống cola, chất tạo kem béo cho cà phê, sữa bột

E339

Natri phosphate

E340

Kali phosphate

E341

Canxi phosphate

E343

Magiê phosphate

E442

Ammonium phosphatide

Chất nhũ hóa

Sản phẩm sô-cô-la và cacao

E450

Diphosphate

Chất tạo phức hợp, chất điều chỉnh độ axit, muối tan chảy

Các sản phẩm thịt, phô mai đã qua chế biến và chế phẩm từ chúng, món tráng miệng, kem, hỗn hợp bột nướng bánh, bột nướng bánh

E451

Triphosphate

E452

Polyphosphate

E541

Natri nhôm axit phosphate

Bột nở

Bánh qui

E1410

Monostarch phosphate

Tinh bột biến tính, chất ổn định, chất mang, chất làm dày

Xốt trộn, nước xốt, nhân mứt trái cây, bột trứng sữa, xúp khô, bánh mì và đồ nướng

E1412

Distrarch phosphate

E1413

Phosphated distarch phosphate

E1414

Acetylated distarch phosphate

Tinh bột biến tính, chất ổn định, chất mang, chất làm dày

Thực phẩm đông lạnh, nước xốt, xúp, món tráng miệng, bánh kẹo, đồ nướng và nhân, phô mai và chế phẩm phô mai đã qua chế biến

E1442

Hydroxypropyl distarch phosphate

Chất nhũ hóa, tinh bột biến tính, chất ổn định, chất làm dày

Nhân bánh, xốt trộn salad, kẹo cao su, thành phẩm

No filter results

Muối ăn / natri clorua

Chế độ ăn ít natri cho bệnh thận mạn được định nghĩa là 5 đến 6 g muối ăn (natri clorua = NaCl) mỗi ngày. Lượng này tương ứng với 2000 đến 2400 mg hoặc 87 đến 105 mmol natri (Na).

Muối (natri clorua) là một thành phần thiết yếu trong nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta thường có xu hướng nạp vào nhiều muối hơn trong chế độ ăn so với nhu cầu của chúng ta. Tăng lượng muối nạp vào không chỉ làm tăng huyết áp mà còn phá vỡ sự cân bằng của nước bên trong các mô cơ thể và bên ngoài trong tuần hoàn máu, có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng (còn được gọi là phù).

Bạn càng ăn ít muối, huyết áp của bạn sẽ càng thấp và thuốc chống tăng huyết áp sẽ càng hiệu quả hơn. Việc kiểm soát huyết áp tốt giúp giảm gánh nặng đối với thận và có thể làm chậm sự suy giảm chức năng của thận ở bệnh nhân bị bệnh thận.

Lời khuyên cho chế độ ăn ít muối

•    Giảm sử dụng bất kỳ loại muối nào. Ví dụ về các loại muối bao gồm: muối i-ốt, muối biển, muối thảo mộc, muối tỏi, muối cần tây, muối đá, muối Himalaya, viên cốt hầm rau, viên cốt hầm thịt, v.v.

•     Nước tương có rất nhiều muối. Nhưng cũng có loại nước tương giảm lượng muối. Hãy kiểm tra nhãn sản phẩm.

•    Tránh các loại thực phẩm nhiều muối và đã qua chế biến chẳng hạn như thực phẩm đã qua chế biến hoặc siêu chế biến, dưa chuột muối, các sản phẩm thịt và cá muối hoặc xông khói như thịt giăm bông, cá trổng hoặc cá chích muối, cũng như các món ăn làm sẵn, súp làm sẵn, viên nước cốt và nước xốt làm sẵn.

•   Có rất nhiều lựa chọn để bổ sung hương vị cho bữa ăn của bạn mà không cần dùng muối. Thêm tỏi, chanh hoặc nước chanh hay bất kỳ sự kết hợp gia vị nào mà bạn nghĩ là có thể thêm nhiều hương vị cho bữa ăn của bạn. Bạn thậm chí sẽ không cần dùng đến muối!

•    Bạn không nên sử dụng các chất thay thế muối như muối nhẹ, muối bán phần hoặc muối ăn kiêng vì những chất này chứa rất nhiều kali, vốn cũng cần được kiểm soát đối với bệnh nhân bị bệnh thận.

•    Hãy luôn chú ý đến danh sách thành phần khi có thể.

 

Tuân theo chế độ ăn ít muối là một thách thức tương đối lớn và có thể khó áp dụng nhưng đừng từ bỏ: các gai vị giác của lưỡi thường thích nghi sau một hoặc hai tuần.

Kali

Giống như natri trong muối ăn, kali là chất điện giải. Kali rất quan trọng trong việc truyền dẫn các xung thần kinh để điều khiển cơ, tim và truyền dẫn các xung giữa các nơron của não. Mức kali cao gây yếu cơ và trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến ngưng tim. Mức kali thấp có thể gây kích thích cơ quá mức và loạn nhịp tim.

Vì thận là cơ quan bài tiết chính cho kali, khi bị suy thận hoặc bị bệnh, sự cân bằng nồng độ kali sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thận bị bệnh có thể điều hòa thích hợp mức kali trong thời gian rất dài. Khi chức năng thận ngày càng bị hạn chế (khi bệnh nhân bị suy thận), việc bài tiết kali cũng giảm và nồng độ kali trong máu tăng có thể rất nguy hiểm và có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.


Các nguyên nhân khác gây tăng nồng độ kali cũng phải được xem xét:

Ngoài chế độ ăn uống, còn có một số nguyên nhân khác làm tăng kali máu, chẳng hạn như: phân hủy cơ khi bạn ăn quá ít protein hoặc khi các sản phẩm chuyển hóa có tính axit không được thận loại bỏ thích hợp, khiến cho máu trở nên nhiều axit hơn. Điều này dẫn đến tăng kali. Các tình huống khác như nôn và/hoặc tiêu chảy sẽ làm giảm lượng kali trong máu. Một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến mức kali của bạn, đó là một trong những lý do vì sao điều quan trọng là bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn và đi khám bác sĩ thường xuyên.

Nước

Lượng nước nạp vào hàng ngày là một vấn đề then chốt đối với mọi bệnh nhân thận và mọi bệnh nhân điều trị thẩm tách. Nếu lượng chất lỏng trong cơ thể quá lớn, nước tích tụ trong một số mô nhất định và dẫn đến tình trạng sưng phù.

Lượng chất lỏng tối đa không được vượt quá 2-3 lít mỗi ngày.

Khả năng thận bài tiết nước không mất đi cho đến giai đoạn cuối của bệnh, khi thận đã ngưng hoạt động hoàn toàn.

Nói chung, hãy áp dụng quy tắc sau đây để tránh bị ứ nước (phù):

Lượng nước tiểu được bài tiết trong 24 giờ qua cộng với 500 - 800 ml tương ứng với lượng nước bạn thường được phép uống.

Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên tắc có tính hướng dẫn và lượng chất lỏng mà mỗi bệnh nhân được phép uống hàng ngày cần được bác sĩ chuyên khoa điều trị thận xác định riêng cho từng người và được điều chỉnh để phù hợp với giai đoạn bệnh thận của bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

1. Adapted from Findlay’s and Isles’ “Clinical Companion in Nephrology”, Springer Ed., 2015.

2. Adapted from “Comprehensive Clinical Nephrology”, 6th edition, Elsevier Ed., 2015.

M-VN-00000923

Chia sẻ bài viết này

Bạn cũng có thể thích

Bên dưới là các nội dung cùng chủ đề bệnh thận mạn