Tổng quan về bệnh COVID-19

LÂY NHIỄM ĐỘT PHÁ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Lây nhiễm đột phá Covid-19 là gì?
Tình trạng lây nhiễm bệnh Covid-19 ở người đã được chích ngừa vắc-xin đầy đủ được gọi là "lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin." Đột phá “breakthrough” có nghĩa là virus SARS-CoV-2 phá vỡ, vượt qua được hàng rào bảo vệ của vắc-xin.

Lây nhiễm đột phá xảy ra ở những người đã được chích ngừa nhưng vẫn nhiễm bệnh.
Vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm, bệnh nghiêm trọng và tử vong. Tuy nhiên, do vắc-xin không có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm 100%, một số người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn sẽ mắc COVID-19.1

Tại sao lại có lây nhiễm đột phá?

Lây nhiễm đột phá là tình trạng đã được dự đoán. Vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả phòng ngừa hầu hết tình trạng lây nhiễm. Tuy nhiên, cũng giống các loại vắc-xin khác, những vắc-xin phòng ngừa Covid-19 không có hiệu quả 100%. Sau khi tiêm ngừa, cơ thể mỗi người sẽ có những đáp ứng khác nhau, từ đó dẫn tới khả năng miễn dịch khác nhau. Ví dụ, người bị suy giảm miễn dịch không phải lúc nào cũng hình thành được mức độ bảo vệ đầy đủ sau khi tiêm đủ 2 liều vắc-xin. Họ nên tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị đối với những người chưa được tiêm chủng cho đến khi nhân viên y tế đưa ra khuyến cáo khác.

đã tiêm vaccine.png

Dù đã tiêm vaccine!

Vẫn phải đảm bảo thực hiện biện pháp 5K

khẩu trang.png

Khẩu trang

khử khuẩn.png

Khử khuẩn

khoảng cách.png

Khoảng cách

không tập trung.png

Không tập trung

Khai báo.png

Khai báo y tế

Hiệu lực bảo vệ của vaccine cũng sẽ khác nhau tùy theo biến chủng SARS-CoV-2 đang lưu hành. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế Israel, từ tháng 7/2021 sau khi chủng Delta dần chiếm gần như toàn bộ số ca mắc ở nước này, số ca mắc tăng lên trên 100 lần trong vòng 1.5 tháng mặc dù trên 60% dân số đã được chủng ngừa đủ 2 mũi.2

Biến chủng Omicron còn nhiều bí ẩn và có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Mới đây, WHO cũng đã cảnh báo về biến chủng mới nguy cơ cao Omicron do mức độ đột biến rất rộng dẫn tới khả năng lây nhiễm và tái nhiễm cao.

Lây nhiễm đột phá có thường gặp không và có nguy hiểm không?

Một nghiên cứu ở bang Washington thu thập dữ liệu từ hơn 4 triệu người được tiêm chủng đầy đủ. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ khoảng 1 trong 5.000 người đã trải qua một đợt lây nhiễm đột phá trong khoảng thời gian từ ngày 17 tháng 1 đến ngày 21 tháng 8 năm 2021. 

Gần đây hơn, một số quần thể đã cho thấy tỷ lệ lây nhiễm đột phákhoảng 1/100 người được tiêm chủng đầy đủ.4

Một nghiên cứu khác cho thấy khi biến thể Delta trở nên chiếm ưu thế, đã có sự gia tăng nhanh các ca nhiễm trùng đột phá, tuy nhiên bệnh diễn biến nặng đã được quan sát thấy nhiều hơn ở người cao tuổi.3

Nhiễm coronavirus đột phá có thể gây ra bệnh nhẹ hoặc trung bình, khả năng mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng là khá thấp, đặc biệt đối với những người không có sẵn các  bệnh nền hay bệnh mãn tính3. Nhìn chung, nếu có nhiều ca nhiễm COVID-19 thì sẽ có nhiều ca nhiễm đột phá hơn khi đã tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm, nhập viện và tử vong ở người đã được chích ngừa đều thấp hơn nhiều so với người chưa được chích ngừa.1

Lây nhiễm đột phá nguy hiểm nhất cho ai và phương pháp dự phòng/điều trị là gì?

Mặc dù bất kỳ người nào được tiêm chủng đầy đủ đều có thể bị nhiễm trùng đột phá, nhưng những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do một số điều kiện y tế hoặc phương pháp điều trị (bao gồm cấy ghép nội tạng, HIV và một số bệnh ung thư và hóa trị) có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đột phá hơn.

Để dự phòng lây nhiễm đột phá có thể gây nguy cơ cao diễn biến nặng, CDC Mỹ, EMA châu Âu và một số tổ chức trên thế giới đã khuyến cáo nên tiêm liều vaccine  bổ sung để tăng cường khả năng bảo vệ chống lại coronavirus, đặc biệt với những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao như lớn tuổi, bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch…

Như vậy, dù bạn đã tiêm đủ vaccine, vẫn cần thiết hạn chế tiếp xúc, tuân thủ 5K để phòng tránh lây nhiễm đột phá, nhất là khi bạn hoặc người thân là đối tượng có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, một số biện pháp điều trị sớm cho những người nguy cơ cao như thuốc kháng virus, kháng thể trung hòa virus,…đã và đang được nghiên cứu và sử dụng cho nhóm bệnh nhân này. 

Quý vị có thể tham khảo thêm thông tin về nhóm nguy cơ cao và một số biện pháp điều trị ở bài viết Ai là người có nguy cơ cao khi nhiễm Covid-19

Tài liệu tham khảo:

1. Lây Nhiễm đột Phá Sau Tiêm vắc-xin: Khả Năng mắc Covid-19 Sau Khi Tiêm Chủng [Internet]. Centers for Disease Control and Prevention; 2021 [Ngày truy cập: 30/11/2021]. Truy cập tại: https://vietnamese.cdc.gov/ coronavirus/2019-ncov/vaccines/effectiveness/ why-measure-effectiveness/breakthrough-cases.html 
2. Israeli MOH, Gertner Institute. Booster protection against confirmed infections and severe disease - data from Israel [Internet]. FDA; 2021 [Ngày truy cập: 30/11/2021]. Truy cập tại: https://www.fda.gov/media/152205/download 
3. Cheriyedath S. An analysis of SARS-COV-2 breakthrough infections by variant and vaccine [Internet]. News-Medical.Net. 2021 [Ngày truy cập: 30/11/2021]. Truy cập tại: https://www.news-medical.net/ news/20211128/An-analysis-of-SARS-CoV-2-breakthrough -infections-by-variant-and-vaccine.aspx 
4. Maragakis L, Kelen GD. Breakthrough infections: Coronavirus after vaccination [Internet]. Johns Hopkins Medicine. 2021 [Ngày truy cập: 30/11/2021]. Truy cập tại: https://www.hopkinsmedicine.org/ health/conditions-and-diseases/coronavirus/ breakthrough-infections-coronavirus -after-vaccination

 

 

M-VN-00000749

Chia sẻ bài viết này

Các bài viết cùng chủ đề

Dưới đây chúng tôi liệt kê một loạt bài viết liên quan đến COVID-19 có thể bạn quan tâm: