Cơ bản về ung thư gan

Tác dụng phụ của điều trị

NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ

TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN

Tất cả các phương pháp điều trị ung thư đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe không mong muốn - được gọi là tác dụng phụ1. Bài viết này nêu ra một số tác dụng phụ phổ biến nhất đối với từng loại điều trị, cùng với một số thông tin về cách kiểm soát chúng. Bạn có thể gặp các tác dụng phụ ngoài những tác dụng được nêu ở đây2. Một số có thể gây hại cho sức khỏe, một số có thể chỉ gây khó chịu1. Điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ của mình về bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào khiến bạn lo lắng2 để có thể tìm ra một số cách để ngăn ngừa một số tác dụng phụ1.

Các bác sĩ phân loại các tác dụng phụ gây ra bởi liệu pháp điều trị ung thư nào bằng cách xếp chúng vào những “cấp độ”, theo thang điểm từ 1 đến 4, theo mức độ nghiêm trọng tăng dần2. Nhìn chung, tác dụng phụ độ 1 được coi là nhẹ, độ 2 vừa phải, độ 3 nặng và độ 4 rất nặng2.

Tuy nhiên, các tiêu chí chính xác được sử dụng để đánh giá cho mỗi tác dụng phụ một khác2. Mục đích luôn là để xác định và giải quyết bất kỳ tác dụng phụ nào trước khi trở nên nghiêm trọng, vì vậy bạn phải luôn báo cáo bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào cho bác sĩ càng sớm càng tốt2.


Mệt mỏi

Tác dụng phụ này rất phổ biến ở bệnh nhân đang điều trị ung thư và có thể là do chính bệnh ung thư hoặc do các phương pháp điều trị gây ra2. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn các phương pháp để hạn chế mệt mỏi, bao gồm2:

ngủ đủ giấc.png

Ngủ đủ giác

ăn uống lành mạnh.png

Ăn uống lành mạnh

tập thể dục.png

Duy trì hoạt động


Giảm cân đáng kể

Liên quan đến việc mất cả mô mỡ và cơ, có thể dẫn đến suy nhược, giảm khả năng vận động và mất khả năng độc lập, cũng như lo lắng và trầm cảm2. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến:

chuyên gia dinh dưỡng.png

Chuyên gia dinh dưỡng

 

người có chuyên môn để xem xét nhu cầu dinh dưỡng của bạn và tư vấn cho bạn về chế độ ăn uống và bất kỳ chất bổ sung nào mà cơ thể bạn cần2.


Khó ăn

Đôi khi tác dụng phụ do phẫu thuật, ung thư hoặc các phương pháp điều trị có thể khiến bạn không cảm thấy đói hoặc buồn nôn1. Bạn có thể bị đau miệng1

ăn uống lành mạnh.png

Ăn uống lành mạnh

đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị1. Việc này bao gồm ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ăn đúng lượng thức ăn và uống đủ chất lỏng1. Một chuyên gia có bằng cấp về dinh dưỡng và thực phẩm có thể giúp bạn.1 Nói chuyện với đội ngũ chăm sóc y tế của bạn nếu bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống hoặc duy trì cân nặng của mình1.


PHẪU THUẬT

Cắt bỏ ung thư gan nguyên phát là một cuộc phẫu thuật lớn và sẽ mất một thời gian để hồi phục - bạn có thể phải nằm viện ít nhất vài ngày. 

  • Các cơn đau trong khoảng tuần đầu tiên là điều bình thường, bác sĩ hoặc y tá của bạn sẽ có thể cho bạn thuốc giảm đau để giúp bạn cảm thấy thoải mái. Bạn sẽ được khuyến khích đi lại càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật để tăng tốc độ hồi phục; tuy nhiên, hãy nhớ rằng cảm thấy mệt mỏi trong vài tuần sau khi phẫu thuật là điều bình thường.
  • Nguy cơ chảy máu sẽ tăng sau khi phẫu thuật gan, vì vậy bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ trong và sau khi phẫu thuật, và được truyền máu nếu xảy ra chảy máu.

  • Ngoài ra còn có nguy cơ rò rỉ mật từ gan sau khi phẫu thuật, việc này có thể gây đau và ốm. Một cuộc phẫu thuật khác có thể cần thiết để chữa chỗ rò rỉ mật, mặc dù trường hợp này không phổ biến. 

Sau khi ghép gan, người bệnh thường chảy máu trong vài ngày sau khi phẫu thuật, khi gan mới bắt đầu hoạt động. Bạn có thể cần truyền máu nếu bạn mất nhiều máu. Thận của bạn có thể ngừng hoạt động bình thường sau khi ghép - chúng thường hồi phục, nhưng một số bệnh nhân cần phải lọc máu trong vài tuần cho đến khi thận của họ bắt đầu hoạt động trở lại. Cũng như cắt bỏ, có nguy cơ rò rỉ mật sau khi cấy ghép.

Cũng có khả năng cơ thể bạn sẽ từ chối lá gan mới; để ngăn chặn tình trạng này, bạn sẽ được dùng các loại thuốc chống thải ghép để ngăn hệ thống miễn dịch của bạn tấn công lá gan mới. Các loại thuốc chống thải ghép có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là trong vài tháng đầu sau khi cấy ghép. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng của mình bằng cách tránh xa bất kỳ ai bị nhiễm trùng và tránh ăn cá / trứng sống, pho mát bị mốc, sữa chua và sữa chưa tiệt trùng. cũng có thể gây tổn thương thận, tăng huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường và loãng xương. Điều đặc biệt quan trọng là phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ít muối, cholesterol, chất béo và đường sau khi ghép gan để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ này và giữ cho lá gan mới của bạn khỏe mạnh.

Ghép gan là một cuộc phẫu thuật lớn và có thể có những tác động lâu dài đến sức khỏe.


TIÊU HỦY KHỐI U BẰNG NHIỆT

Sau khi tiêu hủy khối u bằng nhiệt2, thông thường bạn sẽ phải nằm trên giường trong vài giờ, nhưng bạn sẽ có thể về nhà vào ngày hôm sau. Bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc giảm đau. Một số người có các triệu chứng giống như cúm trong khoảng một tuần sau khi điều trị. Điều này là bình thường, nhưng bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc y tá nếu bạn cảm thấy không khỏe sau thời gian này hoặc bị sốt, vì bạn có thể bị nhiễm trùng.

Có nguy cơ nhỏ bệnh nhân sẽ bị tổn thương gan, đường mật hoặc các cơ quan khác gần gan trong quá trình cắt bỏ khối u bằng nhiệt, nhưng trường hợp này rất hiếm.


Hóa trị liệu
gây thuyên tắc động mạch (TACE)

Sau khi điều trị bằng TACE2, bạn sẽ phải nằm nghỉ từ 4 đến 6 giờ sau đó và có thể sẽ ở lại bệnh viện trong 1 hoặc 2 đêm. Các tác dụng phụ thường gặp của TACE bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và sốt - đây là những tác dụng bình thường và có thể kéo dài trong vài ngày. Mệt mỏi cũng phổ biến và có thể kéo dài trong vài tuần.

Các tác dụng phụ ít hơn bao gồm tổn thương mạch máu, rò rỉ thuốc nhuộm ra khỏi mạch máudị ứng với thuốc nhuộm.

Cũng có nguy cơ một số loại thuốc hóa trị có thể chảy ra khỏi gan và đi vào máu, gây ra các tác dụng phụ như tăng nguy cơ nhiễm trùng, mệt mỏi, khó thở, đau miệng và rụng tóc - những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời.


XẠ TRỊ

Các tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp xạ trị toàn thân Stereotactic (SBRT) và liệu pháp điều trị bằng tốc độ liều cao (HDR) bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. SBRT cũng có thể gây đỏ da (như cháy nắng nhẹ) ở vùng điều trị.

Mệt mỏi do xạ trị thường bắt đầu trong quá trình điều trị và kéo dài khoảng một tuần sau khi bạn kết thúc điều trị. Buồn nôn và nôn thường không nặng, nhưng bạn có thể yêu cầu bác sĩ hoặc y tá mua thuốc viên chống nôn mửa để giải quyết vấn đề này. Nếu cảm giác buồn nôn ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn, bác sĩ hoặc y tá của bạn có thể đề nghị một loại thực phẩm bổ sung có hàm lượng calo cao để đảm bảo bạn được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường nhẹ và bạn có thể sẽ không gặp phải. Nếu bạn bị tiêu chảy, bạn nên uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Chế độ ăn ít chất xơ có thể hữu ích và nếu cần, bác sĩ hoặc y tá của bạn có thể cho bạn dùng thuốc để giúp làm chậm quá trình đi cầu của bạn.

Liệu pháp xạ trị trong chọn lọc (SIRT) có liên quan đến một số tác dụng phụ nhẹ bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày và cảm giác áp lực trong bụng.  Thi thoảng, một số vi cầu phóng xạ có thể di chuyển đến hệ tiêu hóa, có thể gây đau bụng, nôn mửa, chảy máu và loét dạ dày. Để ngăn ngừa kích ứng, bạn có thể được dùng thuốc chống loét.


Liệu pháp nhắm trúng đích

Các tác dụng phụ thường gặp ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích2 bao gồm tác động lên hệ tiêu hóa (ví dụ như tiêu chảy, buồn nôn), các vấn đề về da (ví dụ như hội chứng tay chân miệng) và tăng huyết áp (huyết áp cao). Nhiều tác dụng phụ từ các liệu pháp nhắm đích có thể được ngăn ngừa hoặc kiểm soát một cách hiệu quả.

Luôn nói với bác sĩ hoặc y tá của bạn càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào từ việc tiếp nhận liệu pháp nhắm đích.


Liệu pháp miễn dịch

Các tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch bao gồm các tác dụng trên da (ví dụ như phát ban, ngứa) và hệ tiêu hóa (ví dụ như tiêu chảy, buồn nôn). Nhiều tác dụng phụ từ liệu pháp miễn dịch có thể được ngăn ngừa hoặc kiểm soát một cách hiệu quả.

Luôn thông báo cho bác sĩ hoặc y tá của bạn càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào do dùng liệu pháp điều trị miễn dịch.


Tài liệu tham khảo

  1. NCCN Guidelines for Patients: Liver Cancer [Internet]. NCCN. 2021 [Ngày truy cập: 23/10/2021]. Truy cập tại: https://www.nccn.org/patients/guidelines/content/PDF/liver-hp-patient.pdf
  2. Hepatocellular carcinoma: A guide for patients [Internet]. ESMO. European Society for Medical Oncology (ESMO); 2020 [Ngày truy cập: 23/10/2021]. Truy cập tại: https://www.esmo.org/for-patients/patient-guides/hepatocellular-carcinoma

M-VN-00001747

Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan

Dưới đây chúng tôi liệt kê một loạt bài viết liên quan đến Ung thư gan có thể bạn quan tâm: