Các yếu tố nguy cơ hình thành ALK+ NSCLC
Những người mắc ALK+ NSCLC
Những người được chẩn đoán ALK+ NSCLC có xu hướng:

Trẻ hơn nhiều người khác được chẩn đoán ung thư phổi1,2
Khoảng một phần ba những người mắc ALK+ NSCLC được chẩn đoán trước khi họ 40 tuổi và khoảng một nửa trước khi họ 50 tuổi. Trong khi đó, đa số những người bị ung thư phổi thường được chẩn đoán trong khoảng 70 tuổi

Những người chưa bao giờ hút thuốc hoặc ít hút thuốc101,2,4,5
Nhiều người được chẩn đoán ALK+ NSCLC thường ít hút thuốc hoặc thậm chí chưa bao giờ hút thuốc
Các yếu tố nguy cơ hình thành ALK+ NSCLC

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết lý do chính xác vì sao một số người lại hình thành những thay đổi trong
gen ALK của họ.
Mặc dù hút thuốc và phơi nhiễm khói thuốc thụ động là một số nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư
phổi,6 những người mắc ALK+ NSCLC thường chưa bao giờ hút thuốc; hoặc có thể chỉ hút thuốc rất ít trước
đây.7,8
Nếu bạn mắc phải ung thư phổi khi bạn hút thuốc rất ít hoặc không có tiền sử hút thuốc, bạn có thể cảm
thấy mệt mỏi; và bạn có thể muốn tìm câu trả lời cho lý do vì sao bạn lại bị ung thư phổi.
Có một số yếu tố khác (như được tóm tắt bên dưới) được cho là liên quan đến sự hình thành NSCLC. Tuy
nhiên, điều quan trọng cần lưu ý đối với một số người là có thể không có nguyên nhân nào rõ ràng cho việc
xuất hiện ALK+ NSCLC.

Phơi nhiễm các chất do hít phải hoặc nuốt phải như:
- Amiăng9
- Asen9
- Khói không phải từ thuốc lá (khói từ cháy nhà hoặc cháy rừng có thể chứa một lượng nhỏ kim loại hoặc các chất sinh ung thư khác)9
- Khí thải từ dầu diesel9
- Các kim loại như crôm, berili và niken (bạn có thể bị phơi nhiễm với các chất này nếu bạn làm việc với động cơ xe ô tô hoặc môi trường xung quanh chỗ luyện kim hoặc hàn)9
- Các chất ô nhiễm không khí10

Phơi nhiễm bức xạ do:
- Chụp X-quang, CT11
- Xạ trị ở vùng ngực2012
- Phơi nhiễm với radon13
- Phơi nhiễm với bụi phóng xạ14

Tiền sử gia đình/di truyền
- Mặc dù khả năng di truyền không chắc chắn, những người có tiền sử gia đình bị ung thư phổi dễ có khả năng bị ung thư phổi hơn so với những người không có tiền sử gia đình14,15

Nhiễm HIV
- Những người nhiễm HIV có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn đến ba lần so với những người không bị nhiễm16,17
Tài liệu tham khảo
- Tao H et al. Thorac Cancer 2017; 8(1): 8–15.
- Melosky B et al. Curr Oncol 2016; 23(3): 196–200.
- SEER Cancer Stat Fact Sheets: Lung and Bronchus Cancer. Available at: https://seer.cancer.gov/ statfacts/html/lungb.html. Last accessed October 2021.
- Camidge DR et al. Lancet Oncol 2012; 13(10): 1011–1019.
- Kayaniyil S et al. Curr Oncol 2016; 23(6): e589–e597.
- National Comprehensive Cancer Network (NCCN). NCCN clinical practice guideline in oncology: non-small cell lung cancer, Version v1 2022.
- Gridelli C et al. Cancer Treat Rev 2014; 40(2): 300–306.
- Perez CA et al. Lung Cancer 2014; 84(2): 110–115.
- Field RW & Withers BL. Clin Chest Med 2012; 33(4): 10.1016/j.ccm.2012.07.001.
- World Health Organization (WHO). Ambient (outdoor) air quality and health. 2018. Available at: http://www.who.int/en/news-room/ fact-sheets/detail/ambient-(outdoor)- air-quality-and-health. Accessed October 2021.
- Berrington de González A et al. J Med Screen 2008; 15(3): 153–158.
- Friedman DL et al. J Natl Cancer Inst 2010; 102(14): 1083–1095.
- American Cancer Society. Radon and cancer. 2015. Available at: https://www.cancer.org/ cancer/cancer-causes/ radiation-exposure/radon.html. Accessed October 2021.
- Shimizu Y et al. Radiat Res 1990; 121(2): 120–141.
- Schwartz AG & Ruckdeschel JC. Am J Respir Crit Care Med 2005; 173(1): 16–22.
- Shiels MS et al. J Acquir Immune Defic Syndr 2009; 52(5): 611–622.
- Winstone TA et al. Chest 2013; 143(2): 305–314.
M-VN-00001360
Bài viết liên quan
Dưới đây chúng tôi liệt kê một loạt bài viết liên quan đến Ung thư phổi có thể bạn quan tâm: