Tổng quan về bệnh COVID-19

Tổng quan về bệnh Covid-19

SARS-CoV-2 (vi rút corona 2 gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng)1 là gì?

Là một phần của gia đình Coronoviridae, một chủng beta corona vi rút mới lần đầu tiên được phát hiện cuối năm 2019. Vi rút này có bộ gen giống nhau tới 94,6% các chuỗi axit amin (có tới 80% sự tương tự trình tự nucleotide) với chủng corona vi rút gây dịch SARS năm 2002-2003. Nó được cho là có nguồn gốc từ corona vi rút thịnh hành ở loài dơi.2

SAR_CoV_2 là gì.png

Nguồn gốc của vi rút SARS-Cov-2 từ đâu?
Chọn lọc tự nhiên từ động vật (lây truyền động vật-người). Các vật chủ trung gian nghi ngờ hiện tại: dơi, tê tê, cầy hương, lợn.

Cách vi rút lây lan?
COVID-19 lây lan theo ba cách chính:3

hít trực tiếp.png

Hít vào không khí khi ở gần người bị nhiễm bệnh đang thở ra những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút.

tiếp xúc.png

Để những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút rơi vào mắt, mũi hoặc miệng, đặc biệt là thông qua sự bắn tóe và tia xịt như ho hoặc hắt hơi.

tiếp xúc mặt phẳng.png

Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay có vi-rút trên đó.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh Covid-19
Các biểu hiện hay gặp nhất4 bao gồm:

sốt.png

Sốt

mệt mỏi.png

Mệt mỏi

ho khan.png

Ho khan

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

triệu chứng covid

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng và tử vong 5
Bằng chứng tích lũy về các yếu tố nguy cơ đối với sự tiến triển COVID-19 cho thấy rằng các yếu tố sau đây có thể liên quan đến sự tăng nguy cơ bệnh nặng và/hoặc tử vong

lớn tuổi.png

Lớn tuổi

nam giới.png

Nam giới

bệnh nền.png

Bệnh nền

béo phì.png

Béo phì

hút thuốc.png

Hút thuốc

Tại sao SARS-CoV-2 lại nguy hiểm?

Vi rút có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. Ở những bệnh nhân nặng, nhiều cơ quan thường bị ảnh hưởng cùng lúc. Vi rút liên kết với thụ thể men chuyển angiotensin 2 (ACE2) có trong tế bào nội mô mạch máu, phổi, tim, não, thận, ruột, gan, hầu họng và các mô khác. Nó có thể làm tổn thương trực tiếp các cơ quan này. Ngoài ra, các rối loạn toàn thân do vi rút gây ra dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan. Rối loạn đông máu và nội mạc mạch máu là phổ biến nhưng có thể không dẫn đến các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Chúng góp phần làm tổn thương nhiều cơ quan. Rối loạn chức năng tim và thận thường gặp ở những bệnh nhân tử vong. Tổn thương các cơ quan có thể trở nên rõ ràng trong một thời gian dài sau khi tình trạng nhiễm trùng cấp tính thuyên giảm. Các cơ quan khác nhau có thể bị ảnh hưởng vào những thời điểm khác nhau. Tổn thương mạn tính có thể xảy ra. Việc phục hồi chức năng có thể kéo dài và khó khăn6

Một số liệu pháp phòng ngừa/ điều trị hiện nay theo từng giai đoạn:

Liệu pháp phòng ngừa COVID19

Tài liệu tham khảo:
1. Coronaviridae Study Group of the International Committee on Taxonomy of Viruses. The species Severe acute respiratory syndrome-related coronavirus: classifying 2019-nCoV and naming it SARS-CoV-2. Nat Microbiol. 2020 Apr;5(4):536-544.
2. Zhou P, Yang XL, Wang XG, et al. A pneumonia outbreak associated with a new coronavirus of probable bat origin. Nature. 2020 Mar;579(7798):270-273.
3. Dhama K, Khan S, Tiwari R, et al. Coronavirus Disease 2019-COVID-19. Clin Microbiol Rev. 2020 Jun 24;33(4).
4. Wu Z, McGoogan JM. Characteristics of and Important Lessons From the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Outbreak in China: Summary of a Report of 72 314 Cases From the Chinese Center for Disease Control and Prevention. JAMA. 2020 Apr 7;323(13):1239-1242.
5. Jordan RE, Adab P, Cheng KK. Covid-19: risk factors for severe disease and death. BMJ. 2020 Mar 26;368:m1198.
6. Jain U. Effect of COVID-19 on the Organs. Cureus. 2020 Aug 3;12(8):e9540.

M-VN-00000749

Chia sẻ bài viết này

Các bài viết cùng chủ đề

Dưới đây chúng tôi liệt kê một loạt bài viết liên quan đến COVID-19 có thể bạn quan tâm: