Tổng quan về bệnh COVID-19

Vắc xin và kháng thể đơn dòng trung hòa SARS-CoV-2

Vắc xin hoạt động thế nào?
Vắc-xin làm cơ thể nghĩ rằng nó đang bị nhiễm vi rút và phản ứng lại bằng cách tạo ra các kháng thể và  các tế bào nhớ. Điều này cho phép cơ thể phản ứng nhanh hơn nhiều khi cơ thể thực sự tiếp xúc với loại vi rút mà vắc-xin nhắm tới.

 

tiêm vaccine.png

Bạn được tiêm một lượng nhỏ vi rút ở dạng vô hại

antibodies.png

Sau đó, cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại lượng vi rút đó

miễn dịch.png

Sau đó, nếu bạn gặp lại căn bệnh này thì cơ thể bạn đã có sẵn kháng thể nên khả năng mắc bệnh của bạn sẽ thấp hơn

Các kháng thể được hình thành sẵn trong cơ thể có thể giúp chúng ta đối phó với các bệnh tương tự trong tương lai, hoàn toàn hoặc một phần nào. Hiệu quả của vắc xin như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ giống nhau của vi rút lây nhiễm mới và vi rút đã tạo ra kháng thể trước đó, và lượng kháng thể được tạo ra từ phản ứng trí nhớ khi cơ thể nhận ra vi rút xâm nhập.

Vắc xin có thể giúp bạn chống lại tác nhân xâm nhập ở các mức độ khác nhau. Ví dụ ở bệnh đậu mùa. Kể từ khi có vắc-xin đầu tiên chống lại bệnh đậu mùa vào năm 1796, vắc-xin đã cứu sống nhiều người hơn bất kỳ can thiệp y tế nào khác.1 Các chương trình tiêm chủng toàn cầu chống lại bệnh đậu mùa trong những năm 1970 đã giúp loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này; căn bệnh mà trước khi có vắc-xin, đã gây tử vong cho gần bốn triệu người - chủ yếu là trẻ em.

Tuy nhiên không phải vắc xin luôn mang lại hiệu quả tuyệt đối như vậy. Ví dụ ở bệnh cúm mùa. Bạn bị cúm năm ngoái không có nghĩa là bạn được bảo vệ khỏi cúm năm nay. Ngay cả khi bạn đã chủng ngừa trong năm nay, có thể có một số sự đa dạng trong các chủng lưu hành và bạn vẫn sẽ bị cúm, dù đã nhiều lần mắc cúm và tiêm chủng trước đó. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiêm phòng cúm, vì nó vẫn có lợi trong nhiều năm. Đối với SARS-CoV-2, có nhiều bằng chứng cho thấy một số kháng thể trung hòa được xác định từ đợt bùng phát SARS năm 2003 có thể vô hiệu hóa SARS-CoV-2 ở bệnh nhân COVID-19.

Kháng thể trung hòa là gì?

Kháng thể trung hòa là kháng thể liên kết với vi rút theo một cách đặc biệt và ngăn không cho vi rút đó xâm nhập vào tế bào của cơ thể người bệnh. Nó có thể ngăn chặn khả năng liên kết của vi rút với một protein bề mặt tế bào chủ, được gọi là thụ thể - là vị trí cho phép vi rút xâm nhập vào tế bào. Nó cũng có thể ngăn chặn không cho vi rút hòa với màng tế bào; hay chặn sự lắp ráp của các tiểu thể virus; hay theo những cách khác. Điều quan trọng là nó ngăn chặn vi rút lây nhiễm vào tế bào.

Kháng thể bảo vệ và mối liên quan của nó với vắc xin?

Kháng thể bảo vệ là một thuật ngữ rộng hơn thường mô tả phản ứng miễn dịch do nhiễm trùng hoặc vắc xin gây ra. Nếu sau nhiễm bệnh hoặc tiêm vắc xin, cơ thể tạo ra các kháng thể ngăn ngừa nhiễm trùng, thì nó được gọi là phản ứng kháng thể bảo vệ. Tất cả các kháng thể trung hòa được định nghĩa là kháng thể bảo vệ, nhưng không phải tất cả các kháng thể bảo vệ đều là trung hòa.

Có nhiều kháng thể trung hòa đã và đang được nghiên cứu để chống lại vi rút SARS-CoV-2, trong đó có những kháng thể đã được cho phép sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19. Kháng thể trung hòa là phương pháp điều trị đặc hiệu được phát triển cho bệnh nhân nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Kháng thể trung hòa còn được gọi là miễn dịch thụ động, là hình thức đưa kháng thể từ bên ngoài vào để bảo vệ cơ thể.

Ai đủ điều kiện để nhận liệu pháp kháng thể trung hòa?

Điều trị bằng kháng thể đơn dòng trung hòa SARS-CoV-2 hiện được chỉ định cho những người chẩn đoán dương tính với Covid-19 và có nguy cơ cao tiến triển thành COVID-19 nặng như:

lớn tuổi.png

Người già
(> 65 tuổi)

béo phì.png

Thừa cân, béo phì

đái tháo đường.png

Đái tháo đường

suy giảm miễn dịch.png

Suy giảm miễn dịch

 

một số vấn đề khác.png

...

Việc điều trị với kháng thể trung hòa phải càng sớm càng tốt ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán dương tính với SARS-CoV2 và trong vòng 10 ngày kể từ ngày khởi phát triệu chứng.

Các kháng thể đơn dòng phòng ngừa sau phơi nhiễm hiện nay chỉ sử dụng cho những người đã bị phơi nhiễm (phù hợp với các tiêu chí tiếp xúc gần của CDC) với điều kiện:

  • Có nguy cơ cao tiến triển thành COVID-19 nặng, và

  • Chưa được tiêm chủng đầy đủ HOẶC đã được tiêm chủng nhưng bị suy giảm miễn dịch.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng kháng thể đơn dòng dùng để điều trị hay phòng ngừa sau phơi nhiễm đều không phải là sự thay thế cho việc tiêm chủng. Các chuyên gia vẫn đặc biệt khuyến khích mọi người nên chủng ngừa COVID-19.

Tài liệu tham khảo:

1. Covid-19 and the mysterious world of antibodies [Internet]. Roche. 2020 [Ngày truy cập: 07/11/2021]. Truy cập tại: https://www.roche.com/strongertogether/ covid-19-antibodies-immunity.htm
2. McCallum K. What is monoclonal antibody therapy & who is eligible to receive it? [Internet]. Houston Methodist On Health. 2021 [Ngày truy cập: 07/11/2021]. Truy cập tại: https://www.houstonmethodist.org/ blog/articles/2021/jan/what-is-monoclonal-antibody-therapy- and-who-is-eligible-to-receive-it/ 
3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (cập nhật lần thứ 7). Bộ Y Tế ; 2021 [Ngày truy cập: 07/11/2021]. Truy cập tại: https://kcb.vn/wp-content/ uploads/2021/10/Huong-dan-COVID-19-phien-ban- 7.signed.pdf 
4. Plotkin SL, Plotkin SA. A short history of vaccination. Vaccines (Sixth Edition). 2013;:1–13.

 

 

M-VN-00000749

Chia sẻ bài viết này

Các bài viết cùng chủ đề

Dưới đây chúng tôi liệt kê một loạt bài viết liên quan đến COVID-19 có thể bạn quan tâm: