Liệu pháp miễn dịch trong điều trị Ung thư phổi

VIETNAM _ MEDICAL WRITING ARTICLE 2
Đâu là những vấn đề cần xử lý trước khi sử dụng
Liệu pháp miễn dịch?
Sự thật về căn bệnh Ung thư phổi ở Việt Nam1-3
Lungs
Ung thư phổi

Đây là bệnh phổ biến thứ hai trong các căn bệnh ung thư 23.797 ca tử vong do ung thư vào năm 2020 (nguyên nhân tử vong đứng thứ hai)


Hút thuốc

Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi 15,5 triệu người hút thuốc


Giới tính

Bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở cả nam và nữ


Phân loại Ung thư phổi

80% ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non-Small Cell Lung Cancer, NSCLC)


Phương pháp điều trị

Phẫu thuật (13%), Xạ trị (20,3%) Hóa trị (74,2%), Liệu pháp nhắm trúng đích (8%) Chăm sóc giảm nhẹ (chuyên biệt) (61%)


Liệu pháp miễn dịch là gì?
Medi Girl

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp bao gồm các tế bào, mô, cơ quan, và các chất do cơ thể tiết ra, giúp chúng ta chống lại viêm nhiễm và các loại bệnh tật khác. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị ung thư vận dụng hệ miễn dịch ngay bên trong cơ thể để chống lại ung thư. Liệu pháp này không nhắm trực tiếp vào tế bào ung thư, mà thay vào đó kích thích hệ miễn dịch để cơ thể tự động tìm và tấn công các tế bào ung thư. Việc sử dụng liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi còn phụ thuộc vào loại và mức độ ung thư. Dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư phổi áp dụng liệu pháp miễn dịch không chỉ sống lâu hơn, mà còn thấy có sự cải thiện về chất lượng sống4,5.


Liệu pháp nhắm trúng đích và Liệu pháp miễn dịch có gì khác biệt?

Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng thuốc tác động vào mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như protein hoặc đột biến gen thường xuất hiện trên tế bào ung thư, qua đó ngăn chặn các tế bào này sinh sôi, hoặc ngăn ngừa hình thành mạch máu mới nuôi các tế bào ung thư. Trong khi đó, liệu pháp miễn dịch sử dụng thuốc gắn vào tế bào hệ miễn dịch của bệnh nhân và kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này cũng có khả năng liên kết với các tế bào ung thư, giúp hệ miễn dịch nhận diện và tấn công tế bào ung thư hiệu quả hơn.



Tôi có đủ điều kiện tiếp nhận Liệu pháp miễn dịch hay không?
doctor

Bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện một số protein nhất định, từ đó giúp xác định xem loại thuốc trị liệu miễn dịch nào có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bạn.



Tôi cần phải thực hiện những xét nghiệm nào trước khi bắt đầu Liệu pháp miễn dịch?
Q-mark-Girl

Trước khi bắt đầu Liệu pháp miễn dịch, bạn sẽ cần phải thực hiện một vài xét nghiệm như khám sức khỏe tổng quát, đánh giá sức khỏe thể chất, xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, thận và nội tiết tố, cũng như ECG, HIV, HBV, HCV, chụp X quang phổi và chụp CT 6.



Liệu pháp miễn dịch đối với bệnh Ung thư phổi thường sử dụng những loại thuốc nào?

Thuốc được sử dụng trong Liệu pháp miễn dịch đối với bệnh Ung thư phổi bao gồm các loại dưới đây 7:


Thuốc ức chế điểm kiểm soát: Một số tế bào ung thư tạo ra các protein làm gián đoạn chức năng của hệ miễn dịch. Thuốc ức chế điểm kiểm soát chính là các loại thuốc ngăn chặn các protein này, cho phép hệ miễn dịch nhận diện và tấn công các tế bào ung thư.

Content

Kháng thể đơn dòng: Trong máu người có kháng thể tự nhiên, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Kháng thể đơn dòng được sản xuất trong phòng thí nghiệm, có chức năng tương tự như kháng thể tự nhiên. Kháng thể đơn dòng có tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư, hoặc liên kết với tế bào ung thư để giúp hệ miễn dịch dễ dàng phát hiện những tế bào này.

Liệu pháp tế bào CAR T: Trong cơ thể có một số tế bào miễn dịch giúp chúng ta chống lại nhiễm trùng, được gọi là tế bào T. Trong Liệu pháp tế bào CAR T,tế bào T được trích xuất từ máu và trải qua quá trình biến đổi để hình thành khả năng tấn công các tế bào ung thư, sau đó đưa trở lại cơ thể người bệnh.

Cytokine: Cytokine là các chất tự nhiên có trong cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các cytokine nhân tạo có tác dụng can thiệp vào sự tăng trưởng và nhân lên của tế bào ung thư, cũng như kích thích các tế bào hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư.

Liệu pháp miễn dịch được sử dụng như thế nào?
patient

Những loại thuốc này sẽ được tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể phải ở lại bệnh viện hoặc cũng có thể không nhất thiết.



Các tác dụng phụ phổ biến nhất của Liệu pháp miễn dịch là gì?

Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch có thể bao gồm ho, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, phát ban da, rụng tóc, ngứa da, giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, giảm cân, sốt, đau khớp, đau lưng, yếu đuối, mệt mỏi, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, nhiễm trùng phổi và suy giảm chức năng của tuyến giáp 8,9.



Các tác dụng phụ nghiêm trọng của Liệu pháp miễn dịch là gì?

Bởi vì thuốc ức chế điểm kiểm soát có tác dụng ngăn chặn protein điểm kiểm soát và cho phép hệ miễn dịch tìm kiếm, tấn công các tế bào ung thư, do đó đôi khi hệ miễn dịch cũng có nguy cơ tấn công các bộ phận khác trong cơ thể như phổi, ruột, tuyến tạo hoóc môn, gan, thận, não, da hoặc các cơ quan khác.

Có thể xảy ra tình trạng sốt, ớn lạnh, phát ban, ngứa da, chóng mặt, thở khò khè, và khó thở khi tiêm thuốc qua tĩnh mạch.

Có thể sẽ có các biến chứng nghiêm trọng ở những bệnh nhân cấy ghép tế bào gốc/tủy xương (bệnh nhân nhận cơ quan hoặc mô sống từ người hiến tặng) trước hoặc sau khi điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Liệu pháp miễn dịch có thể gây hại cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ mang thai 8,9.


Dấu hiệu và triệu chứng của tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến liệu pháp miễn dịch
lady
1. Não bộ
  • Phù não (viêm não)
  • Nhức đầu và cổ tê cứng
  • Sốt
  • Co giật
  • Mệt mỏi hoặc yếu đuối
  • Lú lẫn và mắc vấn đề về trí nhớ
  • Thấy hay nghe những điều không có thực (ảo giác)
2. Mắt
  • Mắt mờ
  • Sưng đỏ và đau
  • Song thị
3. Tuyến nội tiết tố
  • Nhức đầu bất thường
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhịp tim nhanh
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Mệt mỏi cực độ
  • Tăng hoặc sút cân
  • Cảm thấy đói hoặc khát hơn bình thường
  • Tiểu tiện nhiều hơn bình thường
  • Rụng tóc
  • Cảm thấy lạnh
  • Táo bón
  • Giọng nói trầm hơn
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi, chẳng hạn như giảm ham muốn tình dục, khó chịu hoặc quên lãng
4. Cơ xương khớp
  • Đau cơ hoặc đau khớp nặng
  • Suy cơ nặng
5. Phổi
  • Thở gấp
  • Ho
  • Đau ngực
6. Gan
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa nặng
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Đau bên phải bụng
  • Dễ chảy máu hoặc bầm tím
7. Thận
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Sưng mắt cá chân
8. Dạ dày và ruột
  • Tiêu chảy
  • Đau dạ dày
  • Máu hoặc chất nhầy trong phân
9. Da
  • Phát ban và ngứa
  • Phồng rộp và bong tróc da
  • Miệng, mũi, cổ họng hoặc vùng sinh dục bị tróc vảy hoặc loét gây đau
  • Làm thế nào để kiểm soát các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch?

Làm thế nào để kiểm soát các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch?
Arms
Thay đổi lối sống

Chế độ ăn giàu trái cây, rau, chất xơ, thịt gia cầm, cá, protein có nguồn gốc thực vật, omega-3 và chất béo không bão hòa đơn (chất béo lành mạnh) giúp phục hồi sớm, cũng như giảm nguy cơ tái phát ung thư trong tương lai. Bạn cần tránh ăn thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn.
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm mệt mỏi, tăng cường sức mạnh cơ bắp, do đó, bạn nên thiết lập thói quen tập thể dục an toàn và phù hợp cho bản thân. Những người bỏ thuốc lá sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Hãy liên hệ với bác sĩ của bạn trong trường hợp bạn thay đổi thói quen hút thuốc, do bác sĩ có thể sẽ phải điều chỉnh liều lượng thuốc cho bạn.
X -pad
Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh lý

Bạn cần thông báo mọi tình trạng bệnh lý cho bác sĩ.
Medi
Cung cấp đầy đủ thông tin về các loại thuốc

Bạn cần thông báo tất cả các loại thuốc đã dùng hoặc hiện đang dùng với bác sĩ.
doc
Giới thiệu đến khám chuyên khoa

Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến khám chuyên khoa để được điều trị sao cho thích hợp, trong trường hợp có phát sinh tác dụng phụ tại vị trí cơ quan cụ thể.
Stop
Ngưng/Tạm dừng điều trị

Có khả năng bác sĩ sẽ khuyên bạn ngưng hoặc tạm dừng thuốc dựa trên bản chất và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ 9.
women
Tránh mang thai và cho con bú

Do liệu pháp miễn dịch có thể gây hại cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ mang thai, chúng tôi khuyến nghị sử dụng phương pháp tránh thai hiệu quả trong suốt quá trình điều trị và ít nhất 6 tháng sau khi dùng liều cuối cùng. Tránh cho con bú trong quá trình điều trị. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đã mang thai hoặc nếu bạn nghĩ có khả năng mình đã mang thai9.
machine
Theo dõi thường xuyên

Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến liệu pháp miễn dịch, đồng thời có thể tư vấn tiến hành một số xét nghiệm máu nhất định để đo lường tế bào máu, lượng đường trong máu, chức năng gan, chức năng thận và chức năng tuyến giáp6,9.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Hãy lập tức liên hệ với bác sĩ nếu như bạn xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào

Từ khóa để Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: liệu pháp tế bào CAR-T, thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, liệu pháp miễn dịch, thay đổi lối sống, ung thư phổi, kháng thể đơn dòng, ung thư phổi không tế bào nhỏ

Viết tắt: CT=Chụp cắt lớp vi tính; ECG=Điện tâm đồ; HBV=vi-rút viêm gan B; HCV=vi-rút viêm gan C; HIV=vi-rút suy giảm miễn dịch ở người.


Tài liệu tham khảo
  1. Tran HT và ctg Ung thư phổi ở Việt Nam. Tạp chí Ung thư lồng ngực. Ngày 1 tháng 9 năm 2021;16(9)91443-8.
  2. Tran HT và ctg OA18. 01 Ung thư phổi tại Việt Nam. Tạp chí Ung thư lồng ngực. Ngày 1 tháng 10 năm 2021;16(10):S879-80.
  3. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC). Việt Nam. http://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2022.
  4. Shields MD và ctg. Liệu pháp miễn dịch đối với Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn cuối: Một thập kỷ tiến bộ. Am Soc Clin Oncol Educ Book. 2021;41:1-23. doi:10.1200/EDBK_321483
  5. Horn L và ctg Atezolizumab kết hợp với hóa trị ban đầu cho bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển. N Engl J Med. 2018;379(23):2220-2229. doi:10.1056/NEJMoa1809064
  6. Champiat S và ctg Điều trị độc tính rối loạn miễn dịch gây cản trở điểm kiểm soát miễn dịch9 bài báo phối hợp trình bày quan điểm. Ann Oncol. 2016;27(4):559-574. doi:10.1093/annonc/mdv623
  7. Các loại liệu pháp miễn dịch ung thư. Nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh. Truy cập tại trang https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/cancerin-general/treatment/immunotherapy/types vào ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  8. Liệu pháp miễn dịch đối với Ung thư phổi không tế bào nhỏ. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Truy cập tại trang https://www.cancer.org/cancer/lung-cancer/treating-non-small-cell/immunotherapy.html vào ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  9. Thay đổi nhãn liên quan đến an toàn thuốc (SrLC). Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Truy cập tại trang https://www.accessdata.fda.gov/scripts/cder/safetylabelingchanges/ vào ngày 8 tháng 11 năm 2022.
M-VN-00001723

Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan

Dưới đây chúng tôi liệt kê một loạt bài viết liên quan đến Ung thư phổi có thể bạn quan tâm: