Liệu pháp nhắm trúng đích trong Ung thư phổi

Cơ bản về ung thư phổi
Cần lưu ý những vấn đề gì khi áp dụng liệu pháp
nhắm trúng đích đối với bệnh Ung thư phổi?
Sự thật về bệnh Ung thư phổi ở Việt Nam1-3
Ung thư phổi
Ung thư phổi

Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ hai với 23.797 ca tử vong do ung thư vào năm 2020 (nguyên nhân đứng thứ hai)

Giới tính
Giới tính

Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở cả nam và nữ

Phân loại Ung thư phổi
Phân loại Ung thư phổi

80% ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non-Small Cell Lung Cancer, NSCLC)

Hút thuốc
Hút thuốc

Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi cho 15,5 triệu người hút thuốc

CÁCH ĐỐ? XỬ
CÁCH ĐIỀU TRỊ

Phẫu thuật (13%)
Xạ trị (20,3%)
Hóa trị (74,2%)
Liệu pháp nhắm trúng đích (8%)
Chăm sóc giảm nhẹ (chuyên biệt) (61%)

Liệu pháp nhắm trúng đích (Targeted Therapy, TT) là gì?

Liệu pháp nhắm trúng đích (TT) là một phương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc để nhắm mục tiêu vào một số protein bị biến đổi hiện diện bên trong hoặc trên bề mặt của tế bào ung thư. Thông thường, các protein này mang các tín hiệu dẫn đến sự phát triển của tế bào. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi (đột biến) trong các protein này, tình trạng này sẽ dẫn đến việc tạo ra quá nhiều tín hiệu khiến cho tế bào phát triển không kiểm soát và hình thành khối u. Do đó, bằng cách nhắm mục tiêu vào các protein bị biến đổi (đột biến) này, có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy rằng bệnh nhân ung thư phổi thực hiện TT sống lâu hơn những bệnh nhân thực hiện các phương pháp điều trị ung thư khác4.

Tôi có đủ điều kiện để thực hiện Liệu pháp nhắm trúng đích không?

Để biết mình có đủ điều kiện thực hiện TT hay không, trước tiên bạn cần phải đi xét nghiệm. Hét nghiệm sẽ được thực hiện bằng cách lấy một mẫu nhỏ tế bào ung thư của bạn, còn gọi là sinh thiết. Trong phòng xét nghiệm, các mẫu này sẽ được nghiên cứu rồi từ đó xác định sự hiện diện của các protein bị biến đổi (đột biến) cụ thể (còn gọi là "hồ sơ bộ gen"). Sau khi các bác sĩ biết được các loại protein bị biến đổi hiện diện trong tế bào ung thư của bạn, họ có thể đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Các đột biến thường gặp nhất được phát hiện ở bệnh nhân ung thư phổi là gì?

Tại Việt Nam, bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), một loại ung thư phổi, thường có biểu hiện thay đổi (đột biến) ở protein EGFR (35,4%) và KRAS (22,6%), tiếp theo là ALK (6,6%), ROS1 (3,1%), BRAF (2,3%) và NRAS (0,6%)5.

Các đột biến thường
Các loại thuốc nào được sử dụng trong Liệu pháp nhắm
trúng đích đối với bệnh Ung thư phổi?
Nhiều loại thuốc đã được phê duyệt để điều trị NSCLC và một số loại thuốc mới hiện đang được nghiên cứu trong các nghiên cứu lâm sàng.
Các loại thuốc khác nhau được sử dụng trong TT hoạt động thông qua hai cơ chế6.
1. Ngăn chặn sự phát triển của tế bào

Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các protein báo hiệu cho các tế bào ung thư phát triển và phân chia: chất ức chế EGFR, chất ức chế KRAS, chất ức chế ALK, chất ức chế ROS1, chất ức chế BRAF, chất ức chế RET, chất ức chế MET, chất ức chế HER2, chất ức chế NTRK và chất ức chế MEK.

Ngăn chặn sự phát triển của tế bào
2. Ngăn chặn quá trình hình thành các mạch máu mới

Các loại thuốc này hoạt động dựa trên các protein VEGF bị biến đổi và ngăn chặn quá trình hình thành các mạch máu mới nuôi tế bào ung thư, từ đó làm chậm quá trình phát triển và lây lan của khối u.

Ngăn chặn quá trình hình thành các mạch máu mới
Liệu pháp nhắm trúng đích được chỉ định như thế nào?
viên nén hoặc viên
Có thể dùng bằng đường uống (viên nén hoặc viên nang cần nuốt).
cách tiêm hay truyền tĩnh mạch
Hoặc bằng cách tiêm hay truyền tĩnh mạch (thông qua kim đặt vào tĩnh mạch).
Các tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan đến Liệu
pháp nhắm trúng đích là gì?
Tất cả các bệnh nhân thực hiện TT đều có những phản ứng khác nhau với liệu pháp này. Các tác dụng phụ có thể bao gồm từ các vấn đề nhỏ như đau đầu đến các sự cố đe dọa đến tính mạng như các vấn đề về tim hoặc tổn thương gan. Một số tác dụng phụ thường gặp của TT bao gồm buồn nôn, nôn, phát ban trên da, chán ăn, lở miệng, thay đổi vị giác, tiêu chảy, táo bón, chảy máu cam, sưng phù chân hoặc bàn chân, khô mắt, đau cơ, suy nhược, đau lưng, thở gấp, ho, xuất huyết, số lượng hồng cầu thấp và huyết áp cao6.
Comment Quan trọng là bạn phải thảo luận với bác sĩ về các tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan đến quá trình điều trị của mình và thời điểm bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến Liệu pháp
nhắm trúng đích là gì?
tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến Liệu pháp nhắm trúng đích
1. Rối loạn não bộ
PRES: Hội chứng bệnh não sau có hồi phục (phù não)
2. Rối loạn mắt
Khô mắt
Chảy nước mắt
Mắt mờ
Nhạy cảm với ánh sáng
Sưng đỏ và đau
Sưng giác mạc (lớp phủ trong suốt của mắt)
3. Đau cơ, cơ yếu, suy nhược
4. Các vấn đề về tim
Đau ngựcù
Nhịp tim chậm
Cao huyết áp
Cục máu đông
Đau tim
Suy tim
5. Các vấn đề về dạ dày và ruột
Buồn nôn/nôn mửa
Tiêu chảy, táo bón
Đau dạ dày
Lỗ thủng (lỗ trong dạ dày)
Lỗ rò (đường dẫn bất thường)
6. Rối loạn da
Đốm đen
Phát ban
Khô
Rụng tóc
Phồng rộp và bong tróc da
Phản ứng của da ở các vùng tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời
7. Suy giàm chức năng của buồng trứng gây hại cho bào thai
8. Xuất huyết và đông máu suy giảm
Vết thương không lành/lâu lành
9. Các vấn đề về thận
Protein trong nước tiểu quá nhiều
Thay đổi màu nước tiểu
Giảm lượng nước tiểu
Sưng phù ở chân hoặc bàn chân
10. Các vấn đề về gan
Vàng da hoặc vàng mắt
Nước tiểu sẫm màu
Đau bên phải bụng
11. Các phản ứng liên quan đến truyền dịch
Thở khò khè
Khó thở
Đau đầu
Đau ngực
Đổ mồ hôi quá nhiều
Run rẩy và rùng mình
Cao huyết áp
Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng
12. Các vấn đề về phổi
Khó thở
Thở gấp
Ho
Sưng phổi
Viêm phổi
Tôi có thể điều chỉnh lối sống của mình như thế nào để đối
phó với các tác dụng phụ của Liệu pháp nhắm trúng đích?
Thực hiện những thay đổi cần thiết trong lối sống có thể giúp bạn đối phó với các tác dụng phụ của TT và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình6,7.
Chế độ ăn
Chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, chất xơ, thịt gia cầm, cá, protein có nguồn gốc thực vật và thực phẩm chứa omega-3 và chất béo không bão hòa đơn (được gọi là chất béo lành mạnh) giúp phục hồi sớm cũng như làm giảm nguy cơ ung thư trong tương lai của bạn. Bạn phải tránh ăn thịt đỏ và các thực phẳm chế biến sẵn. Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, người có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch ăn uống cân bằng.
Thường xuyên tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục có thể giúp bạn giảm mệt mỏi; ngăn ngừa tình trạng tăng cân và mất đi sức mạnh của cơ bắp. Xây dựng một thói quen tập luyện an toàn và phù hợp với bạn và bao gồm các bài tập rèn luyện sức mạnh.
Thường xuyên tập thể dục
Bỏ hút thuốc: Những người bỏ thuốc lá sẽ giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi. Hãy liên hệ với bác sĩ của bạn trong trường hợp tình trạng hút thuốc của bạn có thay đổi vì có thể cần phải điều chỉnh liều lượng.
Tránh tiếp ·úc với chất độc
Tránh tiếp xúc với chất độc: Hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong môi trường chẳng hạn như radon, amiăng và quặng phóng xạ như uranium. Radon là một loại khí phóng xạ tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của uranium trong đất và đá. Phơi nhiễm với amiăng thường xảy ra ở các hầm mỏ, xưởng, nhà máy dệt và nhà máy đóng tàu. Do đó, nếu bạn làm việc xung quanh các tác nhân này, hãy thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu khả năng phơi nhiễm.
Kiểm soát cặng thẳng
Kiểm soát cặng thẳng: Giảm mức độ căng thẳng có thể giúp bạn duy trì sự khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Có thể kiểm soát căng thẳng thông qua thiền, yoga và các kỹ thuât thư giãn. Cố gắng ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Bệnh nhân đang thực hiện TT có thể xuất hiện tình trạng nhạy cảm với ánh sáng như là tác dụng phụ. Do đó, bạn nên tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời và áp dụng các biện pháp chống nắng thích hợp. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng kem chống nắng phổ rộng.
Tránh mang thai và cho con bú
Tránh mang thai và cho con bú: Vì TT có thể gây hại cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, do đó bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng biện pháp ngừa thai hiệu quả và tránh cho con bú khi đang điều trị. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đã mang thai hoặc nếu bạn nghĩ rằng có thể mình đã mang thai. Ngoài ra, nếu đang có kế hoạch mang thai trong tương lai, bạn phải thảo luận với bác sĩ về việc dự trữ buồng trứng (trứng) trước khi bắt đầu điều trị.
Thường xuyên khám theo dõi
Thường xuyên khám theo dõi: Quan trọng là bạn phải thường xuyên đến gặp bác sĩ trong và sau khi thực hiện TT. Bác sĩ sẽ thảo luận về bất kỳ vấn đề nào mà bạn có thể gặp phải và chỉ định các xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm máu, chụp X- quang và các hình thức chụp quét khác để kiểm tra hiệu quả của thuốc và các tác dụng phụ. Trong trường hợp xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thôi hoặc ngừng điều trị. Đôi khi ung thư có thể tái phát. do đó bắt buộc phải khám theo dõi thường xuyên để kiểm tra xem ung thư đang phát triển hoặc tái phát, ngay cả khi bạn không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào.
Tham gia các nhóm hỗ trợ
Tham gia các nhóm hỗ trợ: Thông qua các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư, bạn có thể liên lạc với những người đã trải qua tình huống tương tự và chia sẻ cảm xúc của mình, điều này có thể giúp bạn đối phó với bệnh dễ dàng hơn.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Luôn hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào.

Từ khóa để Tối ưu hóa SEO: ALK, chất ức chế hình thành mạch, BRAF, EGFR, HER2, KRAS, thay đổi lối sống, ung thư phổi, MEK, MET, đột biến, ung thư phổi không tế bào nhỏ, NSCLC, NTRK, RET, ROS1, liệu pháp nhắm trúng đích, VEGF.
TÀI LIỆU THAM KHAO
1.   Trần HT, Nguyễn S, Nguyễn KK, Phạm DX, Nguyễn UH, Lê AT, Nguyễn GH, Trần DV, Phùng SD, Đỗ HM, Trần TV. Ung thư phổi ở Việt Nam. Tạp chí Ung thư lồng ngực. Ngày 1 tháng 9 năm 2021;16(9):1443-8.
2.   Trần HT, Nguyễn S, Nguyễn K, Phạm D, Lê A, Nguyễn G, Trần D, Shu X, Osarogiagbon R, Trần T. 0A18.01 Ung thư phổi tại Việt Nam. Tạp chí Ung thư lồng ngực. Ngày 1 tháng 10 năm 2021;16(10);S879-80.
3.   Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC). Việt Nam. http://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2022.
4.   Musika W, Kamsa-Ard S, Jirapornkul C, Santong C, Phunmanee A. Khả năng sống sót của bệnh ung thư phổi với các liệu pháp hiện tại và phương pháp điều trị nhắm trúng đích mới: Cập nhật toàn diện từ Cơ quan đăng ký bệnh ung thư có trụ sở tại Bệnh viện Srinagarind từ (2013 đến 2017). Asian Pac J Cancer Prev. Ngày 1 tháng 8 năm 2021;22(8):2501-2507. doi: 10.31557/APJCP.2021.22.8.2501.
5.   Đặng AT, Trần VU, Trần TT, Thị Phạm HA, Lê DT, Nguyễn L, Nguyễn NV, Thị Nguyễn TH, Nguyễn CV, Lê HT, Thị Nguyễn ML. Hồ sơ đột biến có thể đưa ra hành động của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ từ dân số Việt Nam. Báo cáo khoa học. Ngày 17 tháng 2 năm 2020;10(1):1-1.
6.   Thuốc và Sản phẩm. Genentech. Truy cập tại trang https://www.gene.com/medical-professionals/medicines vào ngày 20 tháng 10 năm 2022.
7.   Liệu pháp nhắm trúng đích bằng thuốc đối với bệnh Ung thư phổi không tế bào nhỏ. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Truy cập tại trang https://www.cancer.org/cancer/lung-cancer/treating-non-small-cell/targeted-therapies.html vào ngày 20 tháng 10 năm 2022.

M-VN-00001685

Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan

Dưới đây chúng tôi liệt kê một loạt bài viết liên quan đến Ung thư phổi có thể bạn quan tâm: