Lựa chọn điều trị 

BUOC TIEP ARTICLE 1
NHỮNG ĐIỂM THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ
KHI ĐIỀU TRỊ BẰNG HÓA TRỊ TRONG UNG THƯ PHỔI
BSCKI. Trần Hoàng Hiệp - Bệnh viện Chợ Rẫy
Dr with data
Ung thư đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm ở nhiều quốc gia, theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) ung thư đang dần vươn lên là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới, với số người chết vì ung thư đã vượt qua lao, HIV, sốt rét… cộng lại. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng gần 20 triệu trường hợp mắc mới ung thư và trên 10 triệu ca tử vong vì căn bệnh này, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát triển.
Lung
Tại Việt Nam năm 2018 có 165 ngàn trường hợp mắc mới ung thư, đến năm 2020 ghi nhận 182 ngàn người mắc và tử vong là 122.690 trường hợp. Xu hướng mắc bệnh không ngừng gia tăng không chỉ ở Việt Nam, trong đó, Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong sàng lọc phát hiện sớm chẩn đoán và điều trị nhưng nhiều bệnh nhân ung thư phổi vẫn đến ở giai đoạn muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên điều may mắn là điều trị ung thư hiện tại đã có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các phương pháp mới như miễn dịch, nội tiết…, trong đó hóa trị là một trong những phương pháp chính trong điều trị bệnh.
Hóa trị trong ung thư là gì?
Hóa trị (người dân thường gọi là vô hóa chất) là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Đây là phương pháp điều trị ung thư bằng các thuốc gây độc tế bào tác động vào quá trình phát triển và phân chia của các tế bào ung thư nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính này. Tuy nhiên, không chỉ có tế bào ung thư mà cả tế bào lành của cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi cơ chế tác động của thuốc hóa trị, vì vậy gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Patient
Hóa trị có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị, miễn dịch…Tùy vào giai đoạn bệnh, thể trạng, bệnh phối hợp cũng như điều kiện kinh tế của bệnh nhân để bác sỹ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Đối với những bệnh nhân giai đoạn muộn, bệnh tiến triển di căn xa thì hóa trị là phương pháp điều trị chính.
Medicines
Hóa chất điều trị trong ung thư phổi có thể được sử dụng qua hai con đường là đường uống và đường tiêm truyền tùy thuộc vào phác đồ điều trị của từng bệnh nhân.
Hóa trị thường được dùng theo chu kỳ. Giữa các chu kỳ hóa chất là thời gian bệnh nhân được nghỉ ngơi và giúp cơ thể hồi phục.
Những điểm thuận lợi khi điều trị bằng hóa trị?
Man
1. Được sử dụng trong nhiều giai đoạn, đem lại hiệu quả điều trị:
Hóa trị có thể được dùng trong những tình huống khác nhau như sau phẫu thuật triệt để khối u ở phổi nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại, giảm tỷ lệ tái phát và di căn. Hóa trị có thể dùng trước mổ nhằm làm khối u nhỏ lại, giúp phẫu thuật dễ dàng hơn. Ngay cả những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, việc sử dụng khéo léo hóa trị và các phương pháp khác giúp kéo giúp làm giảm thiểu một số triệu chứng liên quan đến ung thư và từ đó làm tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư.
Ngày nay, hóa trị đã có những bước phát triển đáng kể, với công nghệ tốt hơn cho ra đời nhiều loại thuốc tiên tiến kết hợp với sự chuẩn đoán chính xác của bác sĩ, các chuyên gia, giúp bệnh nhân được tiếp cận với với liệu pháp điều trị tốt nhất, cá thể hóa điều trị, giúp kéo dài thời gian sống cũng như tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
2. Chi phí điều trị:
Và một trong những điểm thuận lợi khi điều trị bằng hóa trị, tổng chi phí điều trị thường thấp hơn so với một số giải pháp tiên tiến mới trong điều trị ung thư.
Những điểm hạn chế khi điều trị bằng hóa trị?
Thinking
1. Tác dụng phụ
Đặc tính của hóa trị là tấn công các tế bào tăng trưởng nhanh, trong đó chủ yếu là các tế bào ung thư, tuy nhiên cũng giống như tất cả các thuốc khác, một trong những điểm hạn chế lớn nhất của hóa trị là có rất nhiều tác dụng phụ trong suốt quá trình điều trị. Tác dụng phụ thường xuất hiện sau truyền hóa chất từ 7-14 ngày.
Một số tác dụng phụ thường gặp như mệt mỏi, nôn, buồn nôn, viêm dạ dày, tiêu chảy, chán ăn, rụng tóc, phản ứng trên da,thiếu máu, dễ bị nhiễm trùng, giảm bạch cầu, tiểu cầu, suy gan, suy thận, tê bì tay chân,…Bệnh nhân truyền các loại hóa chất khác nhau thì có thể gặp tác dụng phụ khác nhau. Mỗi bệnh nhân sẽ có phản ứng khác nhau. Sau mỗi đợt điều trị hoá chất người bệnh cần được theo dõi kỹ để phát hiện và xử lý các tác dụng không mong muốn, độc tính của hoá trị liệu để có thể kịp thời xử lý và điều chỉnh thời gian, liều hoá chất trong những đợt tiếp theo.
Tuy nhiên nếu biết cách phòng ngừa, phát hiện và xử lý sớm các tác dụng phụ do hóa trị thì người bệnh vẫn an toàn và phục hồi sau khi ngưng điều trị.
Baby
2. Quá trình truyền hóa chất:
Hiện tại, đối với phương pháp hóa trị, bệnh nhân thường phải được truyền tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế và cần có hồ sơ để tiện theo dõi, tuy nhiên không bắt buộc bệnh nhân nằm nội trú tại bệnh viện. Thông thường hóa trị sẽ chia làm nhiều lần lặp lại (nhiều chu kỳ) vì vậy bệnh nhân thường phải đến bệnh viện nhiều lần để được điều trị
Syreinge
3. Có thể ảnh hưởng đến một số thuốc điều trị bệnh mãn tính
Đa số bệnh nhân ung thư được phát hiện ở bệnh nhân lớn tuổi, thông thường lúc này bệnh nhân đã có sẵn các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường... Một số tương tác thuốc có thể xảy ra, vì vậy việc đầu tiên là bệnh nhân cẩn báo cho bác sĩ biết hiện đang sử dụng nhóm thuốc nào đó, bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích cho người bệnh lưu ý khi sử dụng thuốc này có tương tác hay không, cần phải giảm liều hoặc hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa liên quan.
Ngoài ra, tử vong do hóa trị vẫn có thể xảy đến ở một số rất ít bệnh nhân, thường những bệnh nhân này ở giai đoạn trễ, thể trạng suy kiệt và có nhiều bệnh kèm theo, tuy rất ít và đây là điều rất đáng tiếc khi điều trị. Vì vậy không nên vì vài trường hợp đáng tiếc mà bỏ qua cơ hội cho hàng ngàn bệnh nhân khác.
Hóa trị vẫn là một trong những phương pháp hiệu quả trong điều trị ung thư phổi cho Bệnh nhân, đem lại hiệu quả điều trị cao trên lâm sàng.
M-VN-00001719

Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan

Dưới đây chúng tôi liệt kê một loạt bài viết liên quan đến Ung thư phổi có thể bạn quan tâm: