Kiến thức cơ bản về bệnh máu khó đông

Có những lựa chọn điều trị nào cho bệnh máu khó đông (hemophilia)?

truyen-mau.jpg

 

 

Cách điều trị truyền thống bệnh máu khó đông (hemophilia) được điều trị bằng cách thay thế yếu tố đông máu VIII bị thiếu hụt bằng yếu tố cô đặc lấy từ máu được hiến tặng. Loại yếu tố này thường được gọi là "Yếu tố đông máu được tách từ huyết tương."

 

 

Máu toàn phần từ người hiến tặng được lọc chỉ giữ lại các yếu tố đông máu. Các yếu tố đông máu này sau đó được tiêm cho bệnh nhân máu khó đông để điều trị các trường hợp chảy máu.

 

mau-toan-phan.jpg

Việc sử dụng các yếu tố có nguồn gốc từ huyết tương đã nhanh chóng giảm đi vào cuối thập niên 1980 và những năm 1990 sau khi phát hiện ra các sản phẩm máu mang mầm bệnh.

HIV.jpg

 

 

Những sản phẩm này đã dẫn đến sự tăng cao của các bệnh do vi rút, bao gồm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (hay HIV) và viêm gan C, trong cộng đồng bệnh nhân máu khó đông1, 2

Kể từ đó cho đến nay, những khám phá mới trong y học đã cho phép tổng hợp nhân tạo các protein yếu tố đông máu. Các nhà khoa học đã tìm ra cách sao chép gen của yếu tố VIII và tạo ra một dạng yếu tố VIII nhân tạo trong phòng thí nghiệm mà không cần sử dụng các sản phẩm từ máu. Điều này giúp tránh được nguy cơ nhiễm vi rút có trong máu người người hiến. Các protein nhân tạo này được gọi là các 'yếu tố đông máu tái tổ hợp cô đặc' và an toàn hơn nhiều so với các lựa chọn thay thế từ máu. ‘Yếu tố VIII tái tổ hợp’ (còn được viết là rFVIII) hiện là phương pháp điều trị thường quy cho phần lớn bệnh nhân máu khó đông.

lich-su-dieu-tri-1.jpg

1800s

Căn bệnh hoàng gia

Bệnh máu khó đông ảnh hưởng đến các gia đình hoàng gia của phần lớn châu Âu  và Nữ hoàng Victoria được cho là người mang mầm bệnh

 

lich-su-dieu-tri-2.jpg

1950s

Cách điều trị đầu tiên

Truyền máu bằng huyết tương tươi đông lạnh

 

lich-su-dieu-tri-3.jpg

1965

Khám phá cách đông lạnh

Judith Pool khám phá ra quy trình cô đặc các yếu tố đông máu

lich-su-dieu-tri-4.jpg

1970s

Liệu pháp chữa trị tại nhà

Liều lượng chính xác của các yếu tố đông máu  có thể được sản xuất, lưu trữ, mang theo và sử dụng tại nhà

 

lich-su-dieu-tri-5.jpg

1980s

Nỗi lo về “máu xấu”

Các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV và viêm gan có thể được truyền từ người cho sang người nhận

lich-su-dieu-tri-6.jpg

1992

Liệu pháp tái tổ hợp

Công nghệ DNA tái tổ hợp giải quyết nhu cầu về huyết tương chữa bệnh, giúp điều trị an toàn hơn

lich-su-dieu-tri-7.jpg

2000s đến nay

Phát triển phương pháp chữa bệnh

Điều trị bằng liệu pháp tái tổ hợp và gen đang tiến triển tốt.

Bệnh máu khó đông có thể được điều trị heo hai cách: 'khi có chảy máu' hoặc 'dự phòng':3

Điều trị khi có chảy máu
được áp dụng khi có đợt chảy máu để kiểm soát chảy máu và giảm nguy cơ thêm tổn thương khớp. Điều trị khi cần thường được áp dụng ở bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, nhưng cũng còn là phương pháp điều trị thông thường ở một số quốc gia còn hạn chế về hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Điều trị dự phòng
là một phương pháp điều trị lâu dài được thiết kế để có khả năng ngăn chặn tình trạng chảy máu xảy ra. Điều trị này được thực hiện thường xuyên, cho dù có chảy máu hay không. Điều trị dự phòng thường được dùng cho trẻ em ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh máu khó đông để ngăn chặn chu kỳ tổn thương khớp thường thấy ở người lớn tuổi.

Tài liệu tham khảo:
1.https://www.hemophilia.org/Bleeding-Disorders/Types-of-Bleeding-Disorders/Hemophilia-A
2.https://www.hemophilia.org/Bleeding-Disorders/History-of-Bleeding-Disorders

M-VN-00000541

Chia sẻ bài viết này

Các bài viết liên quan

Bên dưới là các bài viết cùng chủ đề bệnh máu khó đông