Kiến thức cơ bản về bệnh máu khó đông

Phân loại bệnh máu khó đông (hemophilia)

Bệnh máu khó đông (hemophilia) được chia làm 2 loại ‘A’ và ‘B’,
tùy theo yếu tố đông máu nào là nguyên nhân gây bệnh.

Khi một người mắc hemophilia A, ‘yếu tố VIII’ (hay còn viết là ‘yếu tố 8’) bị thiếu hoặc không hiệu quả.
Khi mắc hemophilia B, ‘yếu tố IX’ (hay còn viết là ‘yếu tố 9’) bị thiếu hoặc không hiệu quả.1

Xuất hiện ở khoảng
1 trên 5.000
bé trai2

 

phan-loai-hemo.jpg

‘Haemophilia A’ phổ biến hơn nhiều so với ‘Haemophilia B’

Số lượng của yếu tố đông máu được sản xuất trong cơ thể sẽ quyết định đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu ở bệnh nhân. Yếu tố đông máu được đo bằng phần trăm của lượng yếu tố cần thiết để hình thành cục máu đông.1

50-150%

< 50%

Những người bình thường có mức yếu tố VIII từ 50–150%.
Bất kỳ ai có yếu tố VIII thấp hơn mức này đều được coi là mắc hemophilia A.

Ước tính  6.400 người ở Việt Nam mắc Hemophilia và số người mắc Hemophilia A được quản lý và điều trị theo báo cáo năm 2019 của Liên Đoàn Hemophilia Thế Giới là  3.248 người.2

Tài liệu tham khảo:
1.https://www.nhs.uk/conditions/haemophilia
2.Global Annual Survey 2019 of World Federation of Hemophilia

M-VN-00000541

Chia sẻ bài viết này

Các bài viết liên quan

Bên dưới là các bài viết cùng chủ đề bệnh máu khó đông